[Kiến thức] Công thức nhận biết kim loại đồng chuẩn xác
Kim loại đồng là gì? Kim loại đồng (Cu) được tạo nên từ nguyên tố nào
Đồng (tên tiếng Anh là Copper) là nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn nguyên tố có ký hiệu là Cu. Có số hiệu nguyên tử bằng 29. Đồng là kim loại dẻo có độ dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Đồng nguyên chất rất mềm và dễ uốn; bề mặt đồng tươi thường có màu cam đỏ. Nó được sử dụng làm chất dẫn nhiệt và điện, vật liệu xây dựng, và thành phần của các hợp kim của nhiều kim loại khác nhau.
Chúng ta thường hay bắt gặp câu hỏi kim loại đồng sắt được tạo nên từ nguyên tố nào? Rất đơn giản, Kim loại đồng được tạo nên từ nguyên tố Đồng (Cu); Còn kim loại Sắt được tạo nên từ nguyên tố Sắt (Fe).
Xem thêm: Các mẫu đèn chùm đồng đẹp tại An Phước
Công thức nhận biết dđồng cơ bản nhất
Đồng là một kim loại khá phổ biến nên đôi lúc chúng ta thường nhầm lẫn chúng với các kim loại khác. Để tìm hiểu nhận biết chính xác kim loại đồng chúng ta có thể áp dụng một số công thức sau:
– Quan sát bằng mắt thường. Nếu đúng là đồng sẽ có màu sắc đỏ tươi pha lẫn cam và có ánh lên sắc vàng kim loại.
– Thử vặn xoắn nếu là đồng dây thì sẽ có tính mềm dẻo vặn xoắn và tạo hình dễ dàng.
– Đốt đồng lên sẽ có màu đen – bởi tính chất của đồng thường phản ứng với oxy nên sẽ chuyển thành màu đen khi tiếp xúc với nhiệt lớn.
– Dùng 1 kim loại cứng mài lên bề mặt đồng; nếu đúng như đồng thật thì một lúc sau bề mặt chỗ bị ma xát sẽ có hiện tượng trồi lên bề mặt.
Trạng thái tự nhiên của đồng
Đồng là một trong số ít các kim loại xuất hiện trong tự nhiên ở dạng kim loại. Và có thể sử dụng trực tiếp thay vì khai thác từ quặng. Do đó, nó được con người sử dụng từ rất sớm khoảng những năm 8000 TCN. Nó là kim loại đầu tiên được nung chảy từ quặng của nó vào khoảng 5000 TCN; kim loại đầu tiên được đúc thành khối vào khoảng 4000 TCN; và kim loại đầu tiên được tạo thành hợp kim với các loại khác.
Sản lượng sản xuất đồng và trữ lượng đồng trong tự nhiên
Đồng là một kim loại quan trọng do tính dễ uốn và khả năng dẫn điện và dẫn nhiệt tuyệt vời. Một số ứng dụng của đồng là trong kiến trúc do khả năng chống ăn mòn và độ bền của nó; Dùng trong các động cơ điện do tính dẫn điện của nó; trong các tay nắm cửa bệnh viện do đặc tính kháng khuẩn của nó, v.v. Bởi vì nó hữu ích cho nhiều mục đích khác nhau, sản lượng tiêu thụ đồng trên toàn thế giới là khá cao.
Nhu cầu này gây ra sức ép đáng kể đối với dự trữ đồng thế giới mà nhiều chuyên gia cho rằng đang giảm dần. Đồng hoàn toàn có thể tái chế. Tuy nhiên, với một tỷ lệ lớn đồng được khai thác trong suốt lịch sử vẫn được sử dụng.
Chile có trữ lượng đồng lớn nhất thế giới so với bất kỳ quốc gia nào cho đến nay, với 200 triệu tấn tính đến năm 2021. Đây cũng là nhà sản xuất đồng lớn nhất thế giới, đã sản xuất khoảng 5,6 triệu tấn đồng từ các mỏ vào năm 2021.
Mười quốc gia dẫn đầu về sản lượng đồng thế giới tính đến năm 2021 là Chile, Peru, Trung Quốc, Cộng hòa Dân chủ Congo, Hoa Kỳ, Australia, Zambia, Nga, Mexico và Canada.
Tính chất của đồng
Tính chất vật lý của đồng
Vì cùng nằm trong nhóm 11, vì vậy giống bạc và vàng; đồng đặc trưng bởi tính dẻo và dẫn điện cao. Tính chất vật lý của đồng là một kim loại có mạng tinh thể hình lập phương tâm diện, màu đỏ, dễ kéo sợi và dát mỏng. Có tính dẫn điện rất tốt và bền, tính dẫn nhiệt khá kém dễ bị nóng chảy.
Ngoài vàng thì đồng là một trong số ít nguyên tố kim loại có màu tự nhiên khác với màu xám hoặc bạc. Đồng nguyên chất có màu đỏ cam và ngả sang màu đỏ khi tiếp xúc với không khí. Màu sắc đặc trưng của đồng là kết quả của sự chuyển đổi điện tử giữa các lớp vỏ nguyên tử 3s được lấp đầy và nửa trống.
Tính chất hóa học của Đồng
Đồng không phản ứng với nước; nhưng nó phản ứng chậm với oxy trong khí quyển để tạo thành một lớp oxit đồng màu đen nâu. Không giống như gỉ hình thành trên sắt trong không khí ẩm, lớp oxit này giúp bảo vệ đồng khỏi bị ăn mòn thêm (thụ động hóa). Một lớp verdigris (đồng cacbonat) màu xanh lục thường có thể được nhìn thấy trên các cấu trúc đồng cũ; chẳng hạn như mái của nhiều tòa nhà cũ hay Tượng Nữ thần Tự do.
Đồng bị xỉn màu khi tiếp xúc với một số hợp chất như lưu huỳnh; nó phản ứng để tạo thành nhiều đồng sunfua khác nhau. Đồng tác động với phi kim, tác dụng với axit và dung dịch muối. Các phản ứng hóa học của đồng giúp tạo ra nhiều hợp kim sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp.
Công dụng của đồng kim loại
Đồng xếp hạng là kim loại công nghiệp được tiêu thụ nhiều thứ ba trên thế giới chỉ sau sắt và nhôm. Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (USGS). Khoảng 3/4 số đồng đó được sử dụng để làm dây điện, cáp viễn thông và thiết bị điện tử.
Ứng dụng trong ngành điện/ năng lượng tái tạo
Đồng là kim loại dẫn điện tốt nhất hiện nay. Việc sử dụng đồng trong các hệ thống năng lượng tái tạo trung bình nhiều hơn tới 5 lần so với trong sản xuất điện truyền thống; chẳng hạn như nhiên liệu hóa thạch và các nhà máy điện hạt nhân. Vì tính dẫn điện cao mà chi phí khá rẻ; đặc biệt các dây đồng luôn có độ bền đẹp vượt trội hơn hẳn.
Ứng dụng trong ngành xây dựng
ngành xây dựng sử dụng 25% lượng đồng tiêu thụ trên toàn cầu. Bởi đây là kim loại được sử dụng rộng rãi trong các công trình bởi tính bền đẹp dễ tạo hình. Ngoài ra đồng cũng có khả năng dẫn nước rất tốt mà không hề xảy ra tình trạng bào mòn hao mòn.
Ứng dụng trong ngành giao thông vận tải
Có thể nói các phụ kiện làm từ đồng không thể thiếu được trong mỗi chiếc xe chúng ta chạy mỗi ngày như: ốc vít, đinh vít, hệ thống định vị, dây chuyền sản xuất….
Kháng khuẩn
Các bề mặt tiếp xúc bằng hợp kim đồng có các đặc tính tự nhiên tiêu diệt nhiều loại vi sinh vật (ví dụ: E. coli O157: H7, Staphylococcus aureus kháng methicillin ( MRSA ); Staphylococcus , Clostridium difficile, vi rút cúm A; adenovirus, SARS-Cov-2, nấm…). Người Ấn Độ đã sử dụng bình đồng từ thời cổ đại để chứa nước; ngay cả trước khi khoa học hiện đại nhận ra đặc tính kháng khuẩn của nó.
Một số hợp kim đồng đã được chứng minh có thể tiêu diệt hơn 99,9% vi khuẩn gây bệnh chỉ trong vòng hai giờ khi được làm sạch thường xuyên. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ đã phê duyệt đăng ký các hợp kim đồng này là “vật liệu chống vi khuẩn có lợi cho sức khỏe cộng đồng”. Các sản phẩm hợp kim đồng kháng khuẩn hiện đang được lắp đặt tại nhiều cơ sở chăm sóc sức khỏe trên thế giới.
Đầu tư đầu cơ
Đồng có thể được sử dụng như một khoản đầu tư do sự tăng trưởng cơ sở hạ tầng trên toàn thế giới. Đồng cũng đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất tuabin gió, tấm pin mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác. Một lý do khác khiến nhu cầu dự đoán tăng là do ô tô điện chứa lượng đồng trung bình gấp 3,6 lần ô tô thông thường. Mặc dù ảnh hưởng của ô tô điện đối với nhu cầu đồng còn đang gây tranh luận.
Một số người đầu tư vào đồng thông qua cổ phiếu khai thác đồng. Những người khác lưu trữ đồng vật chất dưới dạng đồng thanh hoặc đồng tròn…
Một số ứng dụng khác của đồng thường thấy trong cuộc sống thường ngày như: sản xuất các đồ gia dụng trong nhà, sản xuất điều hòa, điêu khắc các tác phẩm nghệ thuật, sản xuất đèn chùm…
Quy trình tái chế đồng
Trong thập kỷ qua, sự tăng trưởng mạnh mẽ ở các nền kinh tế mới nổi; cùng với việc sử dụng đồng ngày càng tăng cho các công nghệ năng lượng sạch và sáng tạo. Dẫn đến nhu cầu đồng cao hơn đáng kể. Việc thu hồi và tái chế đồng giúp thỏa mãn nhu cầu này và xây dựng một tương lai bền vững cho con người và hành tinh.
Tái chế đồng là một cách hiệu quả cao về mặt sinh thái để đưa một nguyên liệu có giá trị trở lại nền kinh tế. Việc tái chế đồng đòi hỏi ít năng lượng hơn so với sản xuất sơ cấp và giảm lượng khí thải CO2.
Ngoài những lợi ích về môi trường, việc tái chế phế liệu đồng phức tạp. Chẳng hạn như rác thải điện tử; thúc đẩy việc thu hồi nhiều kim loại khác như vàng, bạc, niken, thiếc, chì và kẽm.
Quy trình tái chế đồng cũng tương tự như việc tách chiết đồng nhưng ít công đoạn hơn.
- Những loại đồng phế liệu có độ tinh khiết cao sẽ được đem đi nung trong lò cao; khử và được đúc thành billet hay ingot.
- Những loại đồng có độ tinh khiết thấp hơn sẽ được tinh chế bằng cách đem mạ điện trong bể axit sulfuric
Cách phân biệt các loại đồng quý hiếm nhất hiện nay
Cả 3 loại đồng này là hàng rất hiếm, thường được tìm thấy ở những đồ vật cổ, có giá trị, quặng động đã được khai thác và chế tác cách đây hàng trăm năm. Và nếu bạn đang sở hữu trong tay một món đồ đồng cổ thì hãy xem cách nhận biết 3 loại đồng này và giá trị trị của từng loại đồng như thế nào qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kim loại đồng đen
Đồng đen (hay còn gọi là ô kim) là hợp kim của đồng và một số kim loại quý khác như vàng, bạc, thiếc,.. Chúng thường được dùng để đúc tượng, đúc chuông.
Tính chất của đồng đen cũng có khá nhiều điều đặc biệt không bị pha trộn giữa các loại màu sắc khác nhau:
– Loại đồng này thường có màu đen hoặc đen bóng.
– Khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đồng có thể thay đổi liên tục
– Thỏi đồng đen nặng là vậy nhưng khi thả vào chậu nước bằng sắt (phải bằng sắt chứ không phải nhôm hoặc thiếc) thì không chìm hẳn xuống đáy mà cứ lơ lửng.
– Khi để thủy ngân dạng lỏng bên cạnh, vài phút (hoặc hơn) thủy ngân bị đông cứng
– Khi mài đồ đồng đen xuống nền xi măng hoặc lấy dao cắt, thì vết mài cắt đó sẽ đen trở lại.
– Điều đặc biệt ở đồng đen là khi gặp lạnh thì sẽ nở ra, khác hẳn với các kim loại khác là khi gặp lạnh sẽ co vào.
Ngoài ra dân gian còn lưu truyền rằng tượng đồng đen có thể chữa được một số bệnh như cảm gió, thương hàn.
Giá bán của đồng đen hiện nay rơi vào khoảng 10 tỷ đồng/kg. Nếu bạn muốn nhìn tận mắt xem rốt cuộc đồng đen là như thế nào, bạn có thể đến một ngôi đền nổi tiếng ở Hà Nội đó là đền Quán Thánh. Ở đó có một pho tượng thần Huyền Thiên Trấn Vũ được đúc bằng đồng đen vào năm Vĩnh Trị thứ 2 (1677), đời Lê Hy Tông.
2. Kim loại đồng lạnh là gì
Đồng lạnh được sử dụng trong chế tác đồ cổ như đồ thờ cúng như các đỉnh đồng, các đài sen…. và có giá trị khá cao. Cũng bởi vậy việc kiểm tra các kim loại đồng lạnh có nguyên chất hay không đòi hỏi phải trải qua quá trình khá phức tạp; bạn có thể tham khảo một số phương pháp như sau:
– Nung đồng lạnh trong bếp ga khoảng 1 giờ rồi bỏ ra, đồng thời lấy cây nến dí vào. Nếu nến không chảy thì đó chính xác là đồng lạnh.
– Nung đồng lạnh trong bếp ga khoảng 1 giờ rồi bỏ ra, đồng thời lấy cây nến dí vào, nếu nến không chảy thì đó chính xác là đồng lạnh. Hoặc có thể dùng bình khò ga, khò trực tiếp ít nhất 40 phút rồi tiếp tục dùng nến thử như trên, nến không chảy là đồng lạnh.
Ngoài ra bạn có thể xác định xem đó có phải là đồng lạnh không bằng cách xác định bằng cảm nhận của mình: Khối lượng của đồng lạnh phải gấp 3-4 lần đồng bình thường, có thể nặng hơn. Đồng lạnh có thể có màu sắc bất kì, tùy theo niên đại của từng món đồ bạn có mà có giá bán khoảng 5 tỷ đồng/kg.
3. Kim loại đồng đổi màu
Đồng đổi màu thường được dùng để đúc các đồ thờ cúng ngày xưa như lư, bình,.. Dấu hiệu nhận biết đồng đổi màu này đơn giản hơn so với 2 loại đồng đen và đồng lạnh. Đúng như tên gọi màu sắc của đồng đổi màu đa dạng, có màu đen, xám đen, đen hạt nhãn, xám lông chuột và xám.
– Đồng đổi màu khá nặng, nặng hơn khoảng 2-3 lần đồng bình thường, có thể nặng hơn nữa.
– Có thể lấy dũa thép dũa mạnh lên đồng, chỗ vừa dũa liền chuyển sang màu vàng, vàng nhạt, vàng bông bí, đỏ đun, đỏ hồng, trắng bạc. Sau 1 tiếng rưỡi chỗ bị dũa sẽ trở về màu ban đầu.
– Ngoài ra một số người có cách nhận biết khác là mang điện thoại đến gần đồng đổi màu thì điện thoại sẽ bị mất sóng. Phụ thuộc vào thời gian đổi lại màu và loại màu của đồng khi dũa. Giá tham khảo trên thị trường hiện nay rẻ nhất là 1.5 tỷ đồng/kg.
Cách thử đồng thật giả
Một số lưu ý cơ bản khi phân biệt kim loại đồng mà chúng ta cần nắm được như:
– Các loại đồng bị oxi hóa chuyển màu xanh đều không phải 3 loại đồng quý hiếm này.
– Đồng có từ tính nhẹ nên thường sẽ không hút nam châm.
– Khi thả một viên nam châm vào ống đống viên nam châm sẽ trôi chậm hơn bình thường sẽ có 1 dòng điện xoáy được tạo ra trong lòng ống đồng bởi từ trường.
– Đồng chịu nhiệt rất tốt, nên nếu bạn hơ đồng vào lửa bề mặt sẽ không bị đổi màu hay biến dạng. Trong trường hợp đồng bị ngả màu thì chắc chắn là đồng đã bị pha thêm hợp chất không còn nguyên chất.
Tên gọi theo công thức hóa học của đồng là Cu – kim loại đồng luôn mang vẻ đẹp bền bỉ với thời gian. Cũng bởi vậy từ xưa tới nay đã có rất rất nhiều tác phẩm nghệ thuật ra đời từ kim loại đồng. Không chỉ là những bức tượng đúc đồng mang ý nghĩa thời đại; còn là những chiếc đèn chùm đồng cổ điển sang trọng quý phái; những chiếc trống đồng mang theo dấu ấn của cả một dân tộc… Hy vọng với những công thức phân biệt kim loại đồng kể trên bạn đã có cho mình được những kiến thức để chọn lựa đồ vật làm từ đồng chính xác nhất.
Trả lời một số câu hỏi hay được thắc mắc nhất về kim loại đồng
Kí hiệu hóa học của kim loại đồng là
Theo Peter van der Krog t, một nhà sử học người Hà Lan, từ “đồng” có một số nguồn gốc. Nhiều trong số đó xuất phát từ tiếng Latinh cuprum có nguồn gốc từ cụm từ Cyprium aes, có nghĩa là “một kim loại từ Síp”. Nhiều đồng được sử dụng vào thời điểm đó được khai thác ở Síp. Vì vậy ký hiệu hóa học của Đồng là Cu, viết tắt của từ Cuprum.
Kim loại đồng có màu gì
Đồng tinh khiết có màu đỏ cam và tạp ra màu lam ngọc khi tiếp xúc với không khí.
Đồng hóa trị mấy
Đồng có hóa trị I, II. Đồng tạo nhiều hợp chất khác nhau với các trạng thái oxy hóa +1 và +2; mà thường được gọi theo thứ tự là cuprous và cupric.
Nhiệt độ nóng chảy của đồng
Đồng nóng chảy ở nhiệt độ 1357,77 K (1084,62 °C, 1984,32 °F). Đặc biệt Đồng ở nhiệt độ nóng chảy cao hơn điểm nóng chảy của nó một chút sẽ làm cho nó có ánh hồng; khi đủ ánh sáng sẽ làm cho nó rạng rỡ hơn với màu cam đỏ.
Kim loại đồng có thể phản ứng được với
Đồng là kim loại kém hoạt động, có tính khử yếu. Đồng có thể tác dụng với:
- Phi kim
- Axit: Cu không tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng
- Dung dịch muối, khử được các ion kim loại đứng sau nó và trong dung dịch muối.
Các loại đồng phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có 3 loại đồng phổ biến nhất:
Đồng lạnh: có khối lượng nặng gấp 3 đến 4 lần đồng thường. Thường được sử dụng trong đồ cổ như: đồ thờ cúng, trang trí
Đồng đen: Là loại hợp kim từ đồng và một số kim loại khác như: bạc, vàng, thiếc. Thường dùng trong đúc tượng, chuông…
Đồng đổi màu: có khối lượng nặng gấp 2, 3 lần so với đồng thông thường. Có màu sắc đa dạng như xám đen, xám lông chuột.. Thường được dùng để đúc đồ thờ: lư, bình…
Cách nhận biết các loại đồng
Xem thêm: