Gợi ý cách làm hồ cá koi đạt chuẩn chất lượng tốt nhất **
Bạn muốn sở hữu một bể cá koi đẹp, nơi nuôi dưỡng những chú cá bơi lội tung tăng. Tuy nhiên để nuôi và yêu chiều những chú cá koi khó tính thì chúng ta cần phải nắm được cách làm hồ cá koi đạt chuẩn chất lượng tốt. Nếu bạn tự xây dựng hoặc kể cả có thuê người xây dựng thì cũng nên có những kiến thức để tạo cho đàn cá koi ngôi nhà cư ngụ tốt nhất nhé!
Tiêu chuẩn đánh giá hồ cá koi đạt chuẩn
Thiết kế hồ cá koi đang dần trở thành xu hướng hiện nay, bởi mọi những dân chơi cá thường thích tự tay mình xây dựng ngôi nhà cho những chú cá cưng. Vậy trước khi nuôi cá hãy cùng tham khảo kiến thức về một hồ cá koi đạt chuẩn nhé!
– Độ sâu mực nước: Yếu tố đầu tiên phải kể tới khi làm hồ cá koi có một môi trường sống tốt nhất chính là mực nước. Đối với hồ cá koi trong nhà mực nước tối thiểu là 40 cm. Còn đối với hồ cá koi ngoài trời tối thiểu là 60 cm.
– Chất lượng nước đảm bảo: Chất lượng nước phải trong, không tảo, không bệnh dịch và độ PH từ 7 đến 7.5 là lý tưởng. Ngoài ra nước luôn tuần hoàn giúp cá vận động để tăng trưởng tốt hơn.
– Kích thước hồ cá koi: không phải bể cá cứ to là đẹp mà điều tạo nên yếu tố thẩm mỹ chính là sự phù hợp với diện tích của không gian. Nếu như trong nhà chỉ cần diện tích nhỏ hoặc chỉ cần 1 bể thủy canh, còn nếu là ngoài trời rộng bạn có thể thiết kế thành một hồ nước hoặc thiết kế thêm hòn non bộ.
– Vị trí bể cá koi: Khi thiết kế hồ cá koi bạn cần đảm bảo vị trí đạt đủ tiêu chuẩn theo phong thủy:
Tả thanh long – hữu bạch hổ => Hồ đặt ở bên trái cửa nhìn ra.
Minh đường tụ thuỷ => Hồ phải làm dương về phía trước nhà.
– Kết cấu bể cá koi: Bởi người chơi cá koi luôn muốn lưu giữ những chú cá đắt giá đó bên cạnh mình dài lâu nên sẽ cây dựng bể cá kiên cố bằng xi măng và bê tông.
Cách làm hồ cá koi đúng kỹ thuật
Cách xây bể cá xi măng ngoài trời chuẩn kỹ thuật
Bước 1:
Tìm sự tư vấn hỗ trợ, dù bạn là người có kinh nghiệm trong ngành nhưng với loài cá đặc biệt như cá koi bạn nên xin ý kiến từ các chuyên gia xây dựng bể cá để cùng lên phương án thi công và bản vẽ hồ cá chi tiết theo yêu cầu, phong thủy.
Bạn phải có được bản thiết kế phải thể hiện rõ từng chi tiết: diện tích hồ, kiểu dáng, chiều sâu lòng hồ, hệ thống lọc, có non bộ hay không, xung quanh hồ đặt đá hay trồng cây gì, thời gian hoàn thành từng hạng mục….để bạn có thể theo dõi sát theo từng tiến độ.
Bước 2: Lựa chọn nguyên liệu xây dựng
Đa phần xây dựng bể cá cần phải có xi măng, đá, và một số loại cây cảnh decor xung quanh.
Bước 3: Tiến hành đào hố
Dựa vào bản thiết kế bạn đánh dấu kích thước cần đào của hồ cá koi. Làm hồ cá koi đòi hỏi cần phải có bền đẹp theo cùng năm tháng.
Dùng cuốc xẻng để tạo miệng, định hình hồ đúng chuẩn kích thước sau đó dùng máy múc để múc đất đào hồ, sau khi múc xong thì dùng cuốc, xẻng, xà beng chỉnh sửa cẩn thận từng góc cạnh lòng hồ.
Bước 4: Đổ đế
Công đoạn đồ đế rất quan trọng, bởi nếu làm tử tế thì sẽ chống thấm hiệu quả ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sử dụng. Phần lòng hồ sẽ cần đặt một lớp sắt sau đó đổ bê tông lên toàn bộ đáy hồ và viền xung quanh. Bởi sắt sẽ khiến cho xi măng bám chắc và dễ chát.
Bước 5: Đồ thành
Phần thành hồ được đổ với độ cao hợp lý và cách nền đất khoảng 15 – 25cm để đảm bảo nước mưa không chảy xuống bể cá. Decor thêm xung quanh hồ những hòn đá tạo vẻ đẹp tự nhiên hơn.
Xung quanh hồ có thể tính đến các loài cây trang trí, lựa chọn cây lâu năm, ít rụng lá để đảm bảo độ sạch cho hồ cá.
Bước 6: Tiền hành xây thêm hòn non bộ
Bước này là không bắt buộc, bởi tùy vào diện tích và không gian bạn có thể xây hòn non bộ hay không tùy ý nha!
Tuy nhiên nếu sở hữu một bể cá koi lớn mà không bài trí thêm những hòn non bộ hữu tình thì quả thực là lãng phí.
Bước 7: Lắp đặt hệ thống bơm nước và lọc nước
Đây là bước rất quan trọng bởi hệ thống điện, bơm nước, lọc phải được xem xét lắp đặt thật chuẩn và hết sức cẩn thận. Bạn có thể đầu tư hệ thống lọc truyển thống kiểu 6 ngăn theo bản vẽ thiết kế đầu tư hệ thống lọc hiện đại công ghệ mới đạt tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống lọc chuyên dụng cho hồ koi.
Bước 8: Khử trùng nước và làm sạch bể cá
Hồ nước sau khi xây dựng xong tiến hành bơm nước và đổ dung dịch thuốc tím sát khuẩn chuyên dụng cho cá và hồ cá được đảm bảo sự sạch sẽ.
Trước khi thả cá Koi vào nuôi thì cần thả một số loài vi sinh để làm sạch hồ, cân bằng độ PH trong hồ, nuôi vi sinh sau khoảng 5 đến 10 ngày thì có thể thả cá Koi vào nuôi.
Bước 9: Lựa chọn các loại cá koi và thả nuôi
Trước khi cá Koi được vận chuyển đem về thả xuống hồ thì cần cho cá nhịn ăn trước đó ít nhất 5 – 7 ngày, để nguyên cả túi cá xuống hồ khoảng 30 đến 60 phút để cá thích nghi sau đó mới thả cá.
Đối với hồ cá koi mới xây cần thả nuôi từ loại cá Koi size nhỏ trước, khi thấy cá phát triển khỏe mạnh thì mới thả thêm loại cá Koi size to hơn(lưu ý trước khi cho cá vào nhập đàn cần cách ly cá khoảng 15 đến 30 ngày đồng thời tuân thủ quy trình sát khuẩn cho cá theo quy trình xong.
Cách xây và thiết kế hồ cá koi trong nhà
Với bể cá thiết kế ở trong nhà nếu là vị trí gầm cầu thang hoặc tại giếng trời bạn chỉ cần đo đạc diện tích và thực hiện các bước tương tự như thiết kế bể cá xi măng ngoài trời. Tuy nhiên với bể cá koi ở trong nhà thì hệ thông lọc và bơm nước sẽ được tiết giản hơn trước.
Thông thường có hai loại bộ lọc chính được sử dụng khi thiết kế hồ cá Koi mini là lọc sinh học và lọc cơ khí, nếu có điều kiện thì bạn có thể đầu tư thêm lọc hóa học. Có thể sử dụng thêm tia cực tím UV tiệt trùng để giúp kiểm soát tảo trong hồ.
Nên chọn lựa hồ bơi kính tốt nhất nên được làm từ chất liệu kính cường lực có độ dày từ 10mm trở lên để đảm bảo áp suất của nước. Kính mỏng sẽ không mang đến sự chắc chắn dài lâu và dễ bị vỡ nếu như va chạm mạnh.
Nếu bạn chọn lựa bể cá koi là những bể kính mini thì việc thiết kế hồ cá trong nhà trở nên đơn giản hơn. Chỉ cần 1 bế nước sạch, một thiết bị lọc nước mini, một chút rong tảo và vài chú cá koi mini… tất cả sẽ tạo nên một tổng thể bế cá mini siêu xinh. Hãy bài trí và có những sự sáng tạo trong thiết kế của riêng mình nhé!
Một số lưu ý khi thiết kế bể cá koi
Tạo độ PH thích hợp
Cá koi cần được sống trong 1 môi trường nước có độ PH phù hợp, nên sau khi xây xong hồ nên ngâm nước và xả khoảng 2-3 lần rồi mới thả cá. Chất lượng môi trường nước như sau:
- Nhiệt độ 20 – 27oC
- Độ pH: 7 – 7.5. Ngưỡng pH: 4 – 9
- Hàm lượng O2 tối thiểu: 2,5mg/l
Lưu ý khi thay nước
Các chuyên gia nuôi cá khuyên bạn đừng nên thay một lần 100% nước mà mỗi lần bạn nên thay 30% nước, cá không bị sốc nước do các tiêu chuẩn, điều kiện trong nước thay đổi đột ngột.
Đồng thời bể nước cần phải luôn giữ được độ sạch sẽ, thức ăn sẽ cho cá một lượng vừa phải, nếu như quá nhiều dư thừa cũng là nguồn gây ô nhiễm.
Hình dáng bể cá koi
Cách xây hồ cá không chỉ đúng kỹ thuật mà còn phải đảm bảo phong thủy. Bởi vậy khi bạn muốn thiết kế hồ cá koi cần quyết định xem công trình của mình sẽ có hình thù như thế nào. Hồ cá hình vuông, chữ nhật, tròn, bán nguyệt, bầu dục, uốn cong,… Không nên lựa chọn hình có góc nhọn ảnh hưởng không tốt tới phong thủy.
Đừng quên tiểu cảnh cho hồ cá koi
Yếu tố đánh giá một hồ cá đẹp ngoài trời hay trong nhà thì đều cần có tiểu cảnh, chỉ đơn giản là những nhành cây, những viên đá cuội, hay những chiếc đèn LED chống nước khiến thay đổi màu sắc của nước trong bể cá, tạo nên một tổng thể đẹp cần sự có mặt của những yếu tố nhỏ.
Bạn đã sẵn sàng áp dụng cách làm hồ cá koi cho bản thân mình hay chưa? Hãy cẩn trọng trong từng công đoạn thực hiện nhé, bởi chi phí xây hồ cá koi không phải là con số nhỏ. Chúc bạn sớm sở hữu một hồ cá koi đẹp – bền đúng phong thủy do chính tay mình thiết kế!
Xem thêm: