Tính toán kích thước cửa chính theo tuổi rước vận may vào nhà
Các cụ vẫn thường nói “nhà cao cửa rộng” – một việc lớn trong cuộc đời mỗi chúng ta cần hoàn thành. Mỗi cánh cửa đều mang ý nghĩa riêng biệt đặc biệt phong thủy. Bởi vậy điều tối quan trọng đảm bảo yếu tố phong thủy trong mỗi công trình chính là sự tính toán kích thước cửa chính theo tuổi chủ gia đình.
Theo phong thủy nhà cửa nước ta thì khi thiết kế xây dựng nhà, khu vực cửa chính ra vào của căn nhà là nơi đón khí và ánh sáng nên có ảnh hưởng tới vận khí nói chung của căn nhà cũng như gia chủ. Kích thước cửa phong thủy luôn được chú trọng ngay từ khi bắt đầu xây dựng luôn được xem trọng.
Công thức tính kích thước cửa chính theo phong thủy dựa trên kiểu dáng cửa
Mỗi loại cửa đều có những hình dạng cấu tạo riêng biệt và tính thẩm mỹ của chúng sẽ phù hợp với những kiến trúc riêng của mỗi ngôi nhà. Xét về tính phong thủy học thì kích thước cửa chính cũng đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới vận mệnh của gia chủ. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về kích thước của từng loại cửa phù hợp đúng phong thủy!
Kiểu cửa đi 1 cánh
Dòng cửa một cánh thường được áp dụng đối với những diện tích khiêm tốn hoặc cửa các căn hộ chung cư. Bởi đây là thiết kế giúp tiết kiệm hài hòa với không gian. Để đa dạng hơn trong sự lựa chọn cũng như đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của người dùng cửa một cánh cũng chia làm nhiều chủng loại và kích thước khác nhau.
- Đối với cửa đi 1 cánh cửa quay:
+ Chiều rộng: 81cm – có thể xê dịch trong khoảng 80,5cm – 81,8cm.
+ Chiếu cao: 212cm – có thể xê dịch trong khoảng 210.8cm đến 214.2cm
- Đối với cửa khuôn dày 4,5cm:
+ Chiều rộng: 81cm+ 4.5cm bên trái + 4.5cm bên phải = 90cm
+ Chiều dài: 212 cm + 4,5 cm bên trên = 216,5 cm
– Đối với cửa có khuôn dày 6cm
+ Chiều rộng: 81cm+ 6 cm bên trái + 6 cm bên phải = 93cm
+ Chiều dài: 212 cm + 6 cm bên trên = 218 cm
Đối với kích thước cửa đi 2 cánh
Nếu như bạn đang tìm hiểu về kích thước cửa chính nhà ống thì kích thước cửa đi 2 cánh này vẫn hoàn toàn chính xác. Vì kiểu kiến trúc nhà ống là dài chiều sâu và hẹp chiều ngang nên đa số các mẫu cửa chính đều được thiết kế 2 cánh mang tính phổ biến hơn cả. Tuy nhiên đối với trường hợp này thì chúng ta cần phản phân chia ra thành hai kích thước khác nhau là cửa 2 cánh lệch và 2 cánh cân bằng. Theo đó kích thước cửa 2 cánh theo phong thủy sẽ được quy định với những số như sau.
Cửa đi 2 cánh thích hợp với kiến trúc của dòng nhà ống – một kiến trúc đặc trưng cho chiều sâu và hẹp chiều ngang. Chúng ta thường bắt gặp dòng cửa đi 2 cánh đều nhau và lệch nhau.
- Đối với cửa đi 2 cánh đều nhau:
– Cửa khuôn dày 4,5cm:
+ Chiều rộng: 109 cm+ 4,5 cm bên trái + 4,5 cm bên phải = 118 cm
126 cm + 4,5 cm bên trái + 4,5 cm bên phải = 138cm
153 cm + 4,5 cm bên trái + 4,5 cm bên phải = 162 cm
176ccm + 4,5 cm bên trái + 4,5 cm bên phải = 185 cm
+ Chiều dài: 212 cm + 4,5 cm bên trên = 216,5 cm
– Khuôn cửa dày 6cm:
+ Chiều rộng: 109 cm+ 6 cm bên trái + 6 cm bên phải = 121 cm
126 cm + 6 cm bên trái + 6 cm bên phải = 138 cm
153 cm + 6 cm bên trái + 6 cm bên phải = 165 cm
176ccm + 6cm bên trái + 6 cm bên phải = 188 cm
+ Chiều dài: 212 cm + 6 cm bên trên = 218 cm
- Kích thước cửa 2 cánh không đều nhau:
– Chiều rộng x chiều cao: 109cm x 212cm – kích thước bề rộng chia làm 2 cánh tương ứng 69cm + 40cm.
– Chiều rộng x chiều cao: 126cm x 212cm – kích thước bề rộng chia 2 cánh tương ứng là 81cm + 45cm.
Kích thước cửa 4 cánh
Cửa 4 cánh thường áp dụng đối với những kiến trúc nhà cao tầng có diện tích rộng – biệt phủ sang trọng. Tương tự như cửa 2 cánh dòng cửa 4 cánh cũng được chia làm 2 loại chính là: 4 cánh đều nhau và 4 cánh lệch nhau. Các số đo kích thước thường được tính như sau:
- Kích thước cửa chính 4 cánh lệch nhau:
Đối với 4 cánh lệch nhau thì tỉ lệ giữa chiều rộng cánh nhỏ và chiều rộng cánh lớn nên là 1:3 hoặc 1:2. Xét về diện tích thì loại cửa 4 cánh lệch sẽ nhỏ hơn so với cửa 4 cánh đều nhau.
– Đối với khuôn dày 4,5cm:
+ Kích thước chiều rộng khoảng 1850-2200mm (trừ 45mm khuôn trái, 4.5mm khuôn phải).
+ Chiều cao là 216.5 cm (trừ 4.5 khuôn bên trên).
– Đối với khuôn dày 6cm:
+ Kích thước chiều rộng là 1880-2240mm (trừ 6cm khuôn trái và 6cm khuôn phải).
+ Chiều cao là 2180mm (trừ 6cm khuôn trên).
Đối với dòng cửa chiều rộng thông thủy tốt: 2284 mm – 2414 mm hoặc 2545 mm – 2675 mm.
- Kích thước cửa chính 4 cách đều nhau:
– Đối với khuôn cửa dày 4.5cm:
+ Kích thước chiều rộng cửa tính cả khuôn trái khuôn phải sẽ là 245-264-271-291-350-369cm.
+ Kích thước chiều dài tính cả khuôn trên là 216.5cm.
Công thức tính kích thước cửa theo tuổi với lỗ ban
Thực ra các chuyên gia phong thủy chỉ chọn hướng cửa, màu cửa theo tuổi mà thôi. Xem kích thước cổng nhà theo tuổi cũng tương tự. Còn kích thước cửa thì được làm theo thước Lỗ Ban là chủ yếu. Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc nhưng không nhiều hiểu thước Lỗ Ban là gì.
Việc lựa chọn xây dựng cửa nhà cần tuân theo màu sắc, hướng nhà, kiểu dáng và kích thước. Những yếu tố khác thì việc chọn lựa đơn giản hơn rất nhiều so với kích thước cửa phong thủy. Và lỗ Ban ra đời để giải quyết nhanh nhất vấn đề kích thước cửa theo phong thủy.
Khái niệm về thước Lỗ Ban
Thước Lỗ Ban được đặt tên theo chính người đã phát minh ra nó. Và loại thước này có nguồn gốc từ Trung Quốc, Lỗ Ban là một người kiệt xuất về phong thủy, ông còn là ông tổ của nghề mộc Trung Hoa. Dù cho Lỗ Ban đã có từ rất lâu rồi nhưng tới thời hiện đại chúng vẫn được áp dụng nhiều trong xây dựng.
Theo đó, thước Lỗ Ban được phân ra thành 3 loại khác nhau là Lỗ Ban 52cm, 42.9cm, 38.8cm. Thời buổi xây dựng phát triển nhiều dòng thước ra đời có sẵn thước từ 5m – 7m – 10m để tiện sử dụng với cả các công trình lớn hiện nay.
Đo kích thước cửa nhà theo phong thủy với thước lỗ ban
Trên thước được chia thành nhiều cung tương ứng với các chỉ số đo khác nhau – đặc biệt bạn có thể lựa chọn các cung tốt xấu phù hợp với số đo được ghi trên thước:
– Cung quý nhân: hiểu theo một nghĩa đơn giản là được phù trợ và có một gia cảnh tốt hơn. mọi việc sẽ luôn thuận buồm xuôi gió.
– Cung hiểm họa: Cung này thường tránh sử dụng bởi chúng tượng trưng cho điều kém may mắn,
– Cung Thiên tai: đúng như cái tên – cung này tương ứng với những điều xấu những tai ương có thể bất ngờ ập xuống với chủ nhà.
– Cung thiên tài: Cung này cũng rất may mắn mang tài lộc về cho gia chủ và sự an vui may mắn.
– Cung phúc lộc: Cái tên đã nói lên sự may mắn sung túc đầm ấm, công danh thuận lợi và nhiều điều vui vẻ.
– Cung cô độc: Biểu tượng của sự lẻ loi gia đình bố mẹ và con cái dễ ly tán…
– Cung thiên tặc: Sự bất ngờ từ hiểm họa, thiên tai, tranh chấp, kiện tụng dễ gặp phải…
– Cung tể tướng: mang lại sự thuận buồm xuôi gió nhất là về đường công danh sự nghiệp, gia đình thuận hòa vui vẻ…
Xét chung về tổng thể thì chúng ta sẽ có 4 cung tốt (Quý nhân, Thiên Tài, Phúc lộc, Tể tướng). Bởi vậy khi bạn đo đạc làm cửa nhà nên tính toán vừa xinh với 1 trong 4 cung kể trên sẽ có được nhiều điểm lành may mắn cho gia chủ.
Một số lưu ý phong thủy khi xây dựng bố trí cửa nhà
Ngoài những lưu ý về kích thước cửa chính theo phong thủy chúng ta cần lưu ý thêm một số vấn đề về phong thủy liên quan tới phong thủy như:
– Xét về thứ tự các cửa thì nên bố trí theo kích thước nhỏ dần từ ngoài vào. Ví dụ như như cửa bên ngoài đi vào cần lớn hơn cửa phòng khách và cửa phòng ngủ, và cửa phòng ngủ phải lớn hơn phòng vệ sinh.
– Các cửa bố trí lệch nhau đừng nên tạo thành một đường thẳng bởi như vậy vượng khí sẽ bị chuyển ra ngoài dần mất đi nhiều điều tốt lành. Không nên đặt cửa bếp và cửa nhà vệ sinh đối diện nhau.
– Nhiều nhà ổng hiện nay thường để cửa ra vào ở cuối hành lang – điều này không cần thiết hoặc nếu có thể hãy tránh để đảm bảo vượng khí được bảo lưu trong nhà.
– Kích thước của cửa sau lưu ý không được lớn hơn cửa trước và không nên có quá nhiều cửa cho một hành lang nhỏ.
– Kích thước của cửa chính căn nhà không chỉ đảm bảo phong thủy mà còn phải có tính hài hòa, cân bằng với diện tích của ngôi nhà bạn dự định xây dựng.
Những kiến thức tính kích thước cửa chính theo tuổi đã và đang được áp dụng rất rộng rãi. Tùy vào thiết kế ngôi nhà bạn hãy lựa chọn cho mình một công thức tính tốt nhất hợp phong thủy đón luồng vượng khí vào trong nhà.
Xem thêm: